Wednesday, September 25, 2013

Cảnh Giác: LẬT TẨY TRÒ LỪA ĐẢO ĂN XIN

Sau đây là clip "LẬT TẨY TRÒ LỪA ĐẢO ĂN XIN". Mọi người cùng xem và cảnh giác nhé.



Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU LỪA SỬA XE

Mời các bạn xem và đề phòng cho chính bản thân mình và gia đình nhé.




Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU LỪA ĐẢO GIẢ DANH VIỆT KIỀU

Các bạn xem clip sau và đề phòng cho bản thân mình nhé.




Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

Saturday, September 21, 2013

1.248 xe mô tô bị tạm giữ trong ngày 20/9

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Bộ Công an, trong ngày 20/9, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã tạm giữ 1.248 xe mô tô, 9 xe ô tô…

Theo thống kê, trong ngày 20/9, cả nước đã xảy ra 48 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 19 người, bị thương 41 người (Trong đó có 25 vụ va chạm, làm bị thương 29 người).

1.248 xe mô tô bị tạm giữ trong ngày 20/9
Lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 13.112 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Kho bạc Nhà nước thu 6 tỷ 344 triệu đồng; tạm giữ 9 xe ôtô, 1.248 xe môtô.
Về kết quả thực hiện Thông tư số 12/2013/TT-BCA, trong ngày 20/9 đã có 731 xe ô tô đăng ký mới trên toàn quốc; sang tên di chuyển 840 xe.
Trước đó, ngày 19/9, cả nước xảy ra 45 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 28 người. Trong đó, đường bộ xảy ra 44 vụ tai nạn giao thông, làm chết 24 người, bị thương 28 người (Trong đó có 15 vụ va chạm, làm bị thương 10 người); Đường sắt: xảy ra 1 vụ TNGT, làm chết 01 người.
Lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 12.540 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Kho bạc Nhà nước thu 6 tỷ 592 triệu đồng; tạm giữ 14 xe ôtô, 1.073 xe môtô.
(VnMedia)


Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

Việt Nam có một luật rất lạ mà thế giới chưa có…

Phát biểu tại phiên họp sáng 20.9 về kết quả triển khai thi hành các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 thông qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bình luận: “Ở VN có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là luật phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ban hành ra rồi vẫn không làm, đến khi ra thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng… chưa làm”.


Nhiều đại biểu đã “giật mình” sau khi nghe báo cáo về tình trạng yếu kém trong ban hành văn bản hướng dẫn luật.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân.
Bộ nào cũng “nợ”
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, tình trạng nợ đọng các văn bản luật vẫn rất phổ biến. Nếu năm 2001 có 60 vă bản nợ, năm 2002 là 80, 2003 là 50, năm 2006 vọt lên 165 văn bản do quá trình gia nhập WTO, 2007 còn 52, 2010 nợ 45, 2011 có 58 văn bản thì đến thời điểm hiện tại của 2013 là nợ 93 văn bản.
Trong đó, bộ nợ nhiều văn bản chi tiết luật nhất là Lao động Thương binh Xã hội với 28/42 văn bản. Bộ Giáo dục về nhì khi còn nợ 14/15 văn bản (mới ban hành được 1 văn bản). Bộ Tài chính nợ 12/19 văn bản và cá biệt Bộ Công Thương phải ban hành 10 văn bản thì nợ cả 10/10, trong đó có Luật Điện lực.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bức xúc: “Hết nhiệm kỳ nào cũng báo cáo rất tiến bộ, làm tốt cả, giờ mới thấy hóa ra không phải thế. Lâu nay cứ tưởng thế, nhưng giờ nhìn lại là đủ ớn”. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải quy trách nhiệm cho rõ địa chỉ, như trách nhiệm của người trình, người thẩm tra, người đề nghị và cả trách nhiệm của đại biểu và người thông qua để tăng cường quy trình làm luật.
Toàn thạc sĩ, tiến sĩ luật mà tính thực tế của luật vẫn hạn chế
Ủy viên thường vụ quốc hội Phùng Quốc Hiển dẫn báo cáo của chính phủ cho biết có  55,6% các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực nhưng chưa có quy định nội dung chi tiết, tức chỉ có 44% luật có đủ điều kiện triển khai.
Tuy nhiên, tỉ lệ nợ đọng văn bản quy định chi tiết pháp luật theo báo cáo thanh tra của UB Pháp luật Quốc hội còn lên đến gần 67%. Đáng chú ý là trong số các văn bản chưa được ban hành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì có đến 46 văn bản quy định chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính và 10 văn bản quy định chi tiết Bộ luật Lao động (sửa đổi), mà đây lại là hai trong số văn bản luật có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội.
Ông Hiển lý giải điều này có nghĩa luật hiệu lực thì có, nhưng không được thực hiện đúng thời điểm. “Riêng về số lượng đã là đáng quan ngại, chứ chưa nói về chất lượng” – ông nhận định.
Ông dẫn ra nguyên nhân là do chất lượng xây dựng luật chưa tốt, còn tình trạng luật khung, luật ống hay luật chờ nghị định thông tin, luật khẩu hiệu (luật nghị quyết). Ông Hiển cho rằng mấu chốt vấn đề là “ý thức trách nhiệm, sự cương quyết tổ chức thực hiện chưa tốt”.
Ông Ksor Phước – Chủ tịch  Hội đồng Dân tộc Quốc hội bày tỏ sự thông cảm với chính phủ, bởi cán bộ nguồn nhân lực chưa tương xứng. Ông băn khoăn: “Vụ Pháp Chế của các bộ gồm toàn cử nhân luật, thậm chí thạc sĩ và tiến sĩ luật cũng rất nhiều, nhưng không hiểu sao tri thức thực tiễn để xây dựng luật vẫn hạn chế”.
Ông cho rằng cần phải có cách mạng cải cách về cách làm và hoạt động của các vụ pháp chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đó là chưa kể “cùng một bộ mà thứ trưởng này phát biểu thế này, thứ trưởng khác nói khác”.
Luật vừa ban hành đã… kịp lạc hậu
Ông Ksor Phước cho biết khi ông đi giám sát, vấn đề bị kêu nhiều nhất là văn bản dưới luật để hướng dẫn rất chậm, mà nội dung thì khó hiểu. Khi ra được luật thì thực tiễn đã vượt qua luật rồi.
“Khi luật được ban hành, Chủ tịch Quốc hội đã ký, Chủ tịch Nước công bố thì bản thân luật đã lạc hậu. Nhưng nghị định và văn bản hướng dẫn lại còn chậm hơn nên ra đời xong thì đã phải sửa lại luật. Có những luật từ khi ban hành cho đến khi chưa có hiệu lực đã phải bổ sung, sửa đổi” – ông nói.
Bà Nguyễn Thị Nương – Trưởng Ban Công tác đại biểu QH “giật mình” trước thực tế triển khai văn bản quy định chi tiết luật “rất yếu”.
Một lý do thường được nêu ra để lý giải cho tình trạng này là do nguồn lực hạn chế. Song bà Nương cho rằng, nếu cứ mãi phân tích và kêu ca về nguồn lực theo hướng này thì “còn lâu nữa mới khắc phục được”. Bà Nguyễn Thị Nương đề nghị UB Pháp luật báo cáo kinh phí xây dựng luật từ đầu nhiệm kỳ đến nay là bao nhiêu, trong đó chi bao nhiêu cho việc triển khai thực thi các văn bản chi tiết và triển khai luật xuống cuộc sống để các đại biểu quốc hội đánh giá.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Ở VN có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là luật phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ra rồi vẫn không làm, đến khi phải ban hành thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng… chưa làm”.
Bà Kim Ngân tóm tắt 5 nguyên nhân chủ yếu là do: “Nợ; Chậm tiến độ; Chưa nghiêm túc; Chất lượng kém và Nội dung chưa phù hợp”. Bà cho biết, bình quân một luật có 6-7 văn bản luật mới thực hiện được.
Liên quan đến kiến nghị của chính phủ về việc “nâng cao nhận thức bộ ngành, địa phương và đề cao trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng”, bà Kim Ngân cho rằng “các bộ, ngành, địa phương mà còn không có nhận thức về thi hành pháp luật thì yếu quá”.
“Đây là bộ phận tinh túy xã hội, phải lựa chọn để tìm được người vào bộ máy chính trị mà còn phải đi nâng cao năng lực cho họ thì không hiểu ra sao” – Phó Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi. Theo bà, vấn đề phải là kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm và cách xử lý như thế nào.
“Trong thực tế, chúng ta chưa từng xử lý một bộ ngành nào chưa nghiêm túc triển khai thực hành pháp luật, thì giờ ta phải siết chặt kỷ luật, chứ không phải là nâng cao nhận thức cho họ nữa” – bà nhấn mạnh.
(Lao Động)


Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề cao KHCN trong nông nghiệp

Trong một ngày làm việc (21/9), Hội nghị toàn quốc đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã nhận được hàng chục ý kiến đóng góp quan trọng, đề xuất nhiều giải pháp về cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân.


Hội nghị do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, với sự tham gia của hàng trăm đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học có uy tín, các doanh nghiệp tiêu biểu, hộ nông dân sản xuất giỏi và đại diện một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là “đầu tàu” trong nghiên cứu khoa học ứng dụng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) tới dự, ghi nhận các ý kiến tại Hội nghị và phát biểu định hướng công tác có tác có tầm quan trọng đặc biệt này.
Đánh giá cao ý nghĩa của hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đây là cơ hội tốt để tập hợp một cách khoa học trí tuệ, kinh nghiệm của các đại biểu thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, các nhà nghiên cứu, đóng góp các ý kiến có chất lượng phát triển khoa học công nghệ phục vụ công tác xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, khoa học công nghệ có tầm quan trọng mang tính chi phối đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại, kinh tế-xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nông nghiệp là một thế mạnh trong nền kinh tế, có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc cho việc phát triển các ngành kinh tế khác.

Chủ tịch Quốc hội tham quan Trưng bày các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất bằng công nghệ cao.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế đất nước nhiều năm tới. Việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra cán cân, lợi thế trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng thời gian qua, kinh tế nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả như yêu cầu đề ra, tính cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp chưa cao, chuỗi liên kết các nhà trong sản xuất nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là người nông dân – chủ thể của tiến trình xây dựng nông thôn mới đời sống chưa được cải thiện rõ rệt; nền kinh tế nông nghiệp chưa đạt ở tầm ngành sản xuất lớn. Vẫn còn tình trạng người nông dân trả đất, chưa tiếp cận được khoa học công nghệ, sản xuất manh mún…
Trong bối cảnh đó, vai trò của khoa học công nghệ đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vai trò then chốt, trách nhiệm của các nhà khoa học là tích cực nghiên cứu, tổng kết, khắc phục và cải thiện chất lượng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn và nâng cao đời sống người nông dân, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Theo đánh giá của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, 5 năm qua, khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã quy hoạch, hình thành được một số vùng chuyên canh, sản xuất nông sản quy mô lớn, chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long… tạo tiền đề quan trọng cho phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất quy mô lớn.
Từ năm 2008 đến nay, Nhà nước đã dành hơn 2.100 tỷ đồng để triển khai các dự án giống, hạ tầng thủy sản, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, hoàn thiện 3 phòng thí nghiệm trọng điểm…; nhờ đó đã nghiên cứu, chọn tạo được hàng trăm giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, được đưa vào sản xuất.
Gần 200 quy trình công nghệ được công nhận và ứng dụng trong thực tiễn, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, cơ chế quản lý khoa học còn chậm đổi mới, vẫn mang tính hành chính; đội ngũ cán bộ khoa học tuy đông nhưng năng lực còn hạn chế; cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư mở rộng, nâng cấp nhưng còn yếu kém; kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn thấp so với tiềm năng và nhu cầu; kết quả nghiên cứu còn chậm được triển khai, ứng dụng trong thực tế. Nền nông nghiệp nước ta vẫn là sản xuất nhỏ, hàm lượng khoa học công nghệ trong giá trị sản phẩm còn thấp so với các nước trong khu vực.
Những tham luận đáng chú ý tại hội nghị là bài học kinh nghiệm từ thành tựu thực tiễn của một số doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu mạnh trên thị trường nông sản trong nước và xuất khẩu như: sản phẩm sữa TH; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, siêu thâm canh trong nhà kính của doanh nghiệp Hải Nguyên…; kết quả thực tế cũng như những khó khăn, vướng mắc từ các địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp trong cả nước.
Hội nghị cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học đến từ các cơ sở nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp. Đáng chú ý là đề xuất của phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Bộ – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về việc cần hình thành đội ngũ các nhà khoa học chuyên sâu, đứng đầu trong các trường phái nghiên cứu, tránh tình trạng đông về số lượng nhưng không chuyên sâu như hiện nay.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Bộ cũng đề nghị cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học được nghiên cứu suốt đời về một đối tượng cụ thể, tránh tình trạng cứ vài năm lại chuyển đổi đề tài; tiếp tục sửa đổi chính sách tiền lương theo hướng dựa vào năng lực và trách nhiệm.
Tại hội nghị, một số nhà nghiên cứu cũng xuất tổ chức lại toàn bộ hệ thống nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp đang nằm rải rác tại nhiều bộ, ngành để nâng cấp thành một Viện Nghiên cứu thống nhất trong cả nước.
Kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) đúc kết từ những bài học kinh nghiệm, thành tựu của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm phát triển kinh tế nông nghiệp, phù hợp với tình hình mới, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ. Nghị quyết đã định hướng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới; đồng thời thể hiện rõ vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị sau hội nghị này, các nhà khoa học, cơ quan quản lý cần tiếp tục đánh giá đúng thực trạng, nhiều chiều, cả về chất và lượng vai trò, tác động của khoa học công nghệ, của đội ngũ nhà khoa học đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong 5 năm qua, từ đó, đề ra các giải pháp và hướng đi cụ thể, phù hợp với tình hình mới của đât nước trong thời gian tiếp theo.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần tổng kết việc tiếp nhận, ứng dụng và triển khai các thành tựu khoa học của người nông dân trong đời sống sản xuất.
“Phải lấy hiệu quả, sản phẩm, sức cạnh tranh, thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp làm tiêu chí đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học công nghệ,” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh./.


Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

Triều Tiên hoãn vô thời hạn ngày đoàn tụ với Hàn Quốc

Bình Nhưỡng hôm nay tuyên bố hoãn vô thời hạn ngày đoàn tụ của các gia đình hai miền Nam -Bắc, hủy bỏ một sự kiện mang tính bước ngoặt và đẩy những người bị chia cắt sáu thập kỷ nay vào nỗi thất vọng cay đắng.


Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết chính sách “thù địch” của Seoul là nguyên nhân dẫn tới quyết định này, bao gồm các hoạt động tập trận chung với Mỹ và việc mà Triều Tiên cho là Hàn Quốc đàn áp phe cánh tả ủng hộ Bình Nhưỡng.
Hai bên trước đó đã thống nhất tổ chức 6 ngày đoàn tụ tại khu nghỉ mát núi Kim Cương, Triều Tiên, từ 25-30/9. Danh sách cuối cùng được Hội Chữ thập đỏ chọn ra từ 500 người đăng ký. Theo đó sẽ có 96 người Hàn Quốc và 100 người Triều Tiên được gặp lại gia đình.
Sự kiện mang tính biểu tượng này nếu được diễn ra sẽ là lần đầu tiên sau 3 năm các gia đình xa cách từ Chiến tranh Triều Tiên 1950-53 được đoàn tụ. Tuy nhiên, chỉ 4 ngày trước cuộc gặp gỡ, hy vọng của nhiều người đã bị dập tắt.

Những người thân ở hai miền Nam - Bắc Triều Tiên tạm biệt nhau trong buổi đoàn tụ gia đình tháng 10/2010.
Các nhà phân tích cho rằng động thái trên của Triều Tiên nhằm gây áp lực với Hàn Quốc, buộc Seoul nối lại tuyến du lịch qua biên giới, tham quan khu thắng cảnh núi Kim Cương của Triều Tiên. Đây là một nguồn thu quan trọng từ ngành du lịch cho Bình Nhưỡng.
“Bình Nhưỡng đang tìm cách sử dụng cuộc đoàn tụ gia đình như đòn bẩy ép Seoul đồng ý nối lại các tour du lịch đến núi Kim Cương”, AFP dẫn lời giáo sư Yang Moo-jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên nói.
Tuy nhiên, Ủy ban Thông nhất Hòa bình Triều Tiên nói rằng: “Chúng tôi trì hoãn việc đoàn tụ gia đình cho đến khi đạt được bầu không khí bình thường trong các cuộc đàm phán và thương lượng để mọi thứ tiến triển”.
Các quan chức chính phủ Hàn Quốc chưa đưa ra bình luận gì về quyết định này của Triều Tiên.
Hàn Quốc đình chỉ các tour du lịch đến khu nghỉ mát núi Kim Cương từ năm 2008 sau khi một binh sĩ Triều Tiên bắn chết du khách đi lạc vào khu vực cấm.
Seoul khẳng định sẽ không mở lại các tuyến du lịch đến Kim Cương. Vì việc này như mang một chú bò sữa sinh tiền cho Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa, trừ khi Bình Nhưỡng chính thức xin lỗi về việc giết hại khách du lịch người Hàn Quốc.
Nỗi thất vọng của người dân hai miền
“Tôi rất thất vọng. Nó càng làm tôi đau đớn hơn khi đang mòn mỏi chờ gặp con trai”, ông Kang Neung-Hwan, 92 tuổi, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Yonhap.
Koh Jeong-Sam nói người mẹ 95 tuổi của anh đã mua nhiều món quà mà bà muốn mang tặng các chị em của mình sống ở Triều Tiên. Nhưng khi biết tin cuộc gặp mặt này bị hoãn vô thời hạn, mẹ của Koh Jeong-Sam đã “thất vọng không thể diễn tả hết”.
Hàng triệu người dân hai miền Triều Tiên bị ngăn cách bởi chiến tranh. Hầu hết họ đã qua đời mà không có cơ hội đoàn tụ với gia đình từ sáu thập niên trước. Khoảng 72.000 người Triều Tiên, gần một nửa trong số đó đã hơn 80 tuổi vẫn đang sống và mòn mỏi chờ đợi ngày được xét vào danh sách đoàn tụ gia đình. Mỗi danh sách chỉ có vài trăm người được chọn một lần.
Trong những cuộc đoàn tụ đầy cảm động và thấm đẫm nước mắt, họ thường gặp nhau ở Triều Tiên khoảng 2 đến 3 ngày, sau đó người miền Nam sẽ quay về Hàn Quốc.
Chương trình đoàn tụ đầu tiên bắt đầu vào năm 1985, đánh dấu thời kỳ tan băng ngắn ngủi trong quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc và không diễn ra trong 15 năm tiếp theo. Đến năm 2000, hội nghị thượng đỉnh liên Triều tiếp tục duy trì chương trình đoàn tụ và nhờ đó có 17.000 người được gặp lại người thân.
Cuộc đoàn tụ gần đây nhất là vào năm 2010, trước khi Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong.


Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

Đặc công Việt Nam giả lập tình huống giải cứu con tin trên xe khách

Di chuyển trên nóc đột nhập vào trong xe khách, chỉ sau ít phút đã không chế được nhóm tội phạm và giải cứu thành công nhóm thanh niên bị bắt cóc là hình ảnh về một buổi diễn tập của Đoàn 113 bộ đội đặc công.





Kịch bản giả định một nhóm tội phạm dùng súng khống chế hành khách trên ôtô. Lực lượng đặc công kịp thời xuất hiện bủa vây xung quanh.


Nhóm chiến sĩ khác ập vào từ nóc ô tô sau khi nhảy từ một chiếc xe khác sang.


Nhanh thoăn thoắt chỉ trong vòng 3 phút, lính đặc công ập vào từ hai bên cửa kính và hai cửa lên xuống khiến tội phạm không kịp trở tay.


Con tin được giải cứu ra xe nhưng lúc này anh đã bị thương.


Tình huống tiếp theo đó, nhóm tội phạm không chế các con tin trong phòng có canh gác cẩn thận bên ngoài tại một ngôi nhà cao tầng.


Lợi dụng sơ hở, trinh sát ập xuống từ trên nóc nhà bằng một chiếc dây.


Lực lượng tiếp ứng từ hai phía đầu hồi tòa nhà.


Chạy bộ xông lên từ hướng cầu thang.


Một chiến sĩ đóng giả bác sĩ nhưng phải dùng đến súng khi cần thiết.


Chỉ vài phút sau, một trong những tên tội phạm đã lần lượt bị hạ gục.


Dẫn giải chúng ra xe.


Các bác sĩ đóng giả lợi dụng sơ hở đã quật ngã tội phạm khi bọn chúng định tẩu thoát.


Con tin được giải cứu ra khỏi tòa nhà.
(Tri Thức)


Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

Việt Nam có lữ đoàn không quân thứ 2

Sau sự ra đời của Lữ đoàn Không quân Hải quân 954, Trung đoàn Không quân 918 đã được tổ chức lại thành cấp lữ đoàn.


Sáng 9/9, Quân chủng Phòng không-Không quân đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức lại Trung đoàn không quân 918 thành Lữ đoàn không quân 918. Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và các đồng chí nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng đến dự.
Với quyết định này, Quân đội Việt Nam đã có lữ đoàn không quân thứ 2 sau sự ra đời của Lữ đoàn 954 trực thuộc Quân chủng Hải quân.

Lữ đoàn Không quân Vận tải 918 chủ yếu trang bị máy bay An-26
Là đơn vị không quân vận tải đầu tiên của Quân đội ta thành lập năm 1975, qua 38 năm xây dựng, trưởng thành, Trung đoàn 918 đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo, khu vực đặc quyền kinh tế.
Trung đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ chở hơn 300 tấn hàng cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai, lũ lụt, với hơn 100 chuyến bay, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Trong thời gian tới, Lữ đoàn 918 tập trung ổn định tổ chức, nâng cao chất lượng huấn luyện, bảo đảm an toàn bay vững chắc, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng xử lý tốt tình huống trên không, trên biển; tiến hành nghiên cứu, làm chủ khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật mới, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
(Kiến Thức)


Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

Nga khởi đóng 2 chiến hạm chống ngầm Gepard 3.9 cho Việt Nam

Công ty Cổ phần nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M.Gorky sẽ tổ chức lễ khởi đóng thêm 2 tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 cho Hải quân tại VN vào ngày 24/9 tới.


Theo thông cáo báo chí của nhà máy đóng tàu A.M. Gorky, hợp đồng liên chính phủ về việc cung cấp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 tiếp theo cho Việt Nam đã được ký kết vào ngày 17 tháng 10 năm 2012, sau đó phải thực hiện các công việc được phối hợp và chuẩn bị hợp đồng nhà nước để có thể xuất khẩu theo pháp luật hiện hành của Liên bang Nga.
Hợp đồng giữa Tổng công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport và Công ty cổ phần nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M.Gorky tiếp tục được ký kết vào ngày 15 tháng 2 năm 2013. Sự khác biệt chính giữa một cặp Gepard 3.9 mới so với 2 tàu cùng loại trước đó (HQ-011 và HQ-012) là sự hiện diện của vũ khí chống tàu ngầm, và việc sử dụng hệ thống máy điện hiện đại với những đặc điểm cải tiến mới.


Hai tàu Gepard 3.9 mới của Hải quân Việt Nam sẽ có nhiều điểm cải tiến so với 2 tàu trước đó là HQ-011 và HQ-012 (Ảnh minh họa)
Theo tiết lộ của nhà máy đóng tàu A.M. Gorky, hai tàu hộ tống Gepard 3.9 mới của Hải quân Việt Nam sẽ có các đặc điểm như sau: Lượng choán nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài tổng thể 102,4 m; chiều rộng 14,4 m; chiều cao 7,25 m; mớn nước khoảng 5,6 m; tốc độ di chuyển tối đa khoảng 29 hải lý/giờ; tầm hoạt động 4.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ; khả năng hoạt động độc lập liên tục 20 ngày trên biển và được vận hành bởi kíp thủy thủ 84 người.
Tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 được trang bị pháo hạm hiện đại, tên lửa phòng không, vũ khí chống tàu ngầm,các thiết bị điện tử hiện đại, cũng như mìn và vũ khí phòng thủ. Ngoài ra, tàu còn được tích hợp các hệ thống truyền thông bên ngoài và bên trong khoang tàu, cũng như hệ thống phát thanh truyền hình và hệ thống quan sát.
Theo đó, trong lễ khởi đóng 2 tàu Gepard 3.9 sắp tới sẽ có sự tham dự của đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Công nghiệp và Thương mại của Liên bang Nga, Công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, các Bộ, ngành của nước Cộng hòa Tatarstan…
(Trí Thức Trẻ)


Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

Xu hướng mới: Đối tác chiến lược thay cho liên minh quân sự

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, từ năm 2001, Việt Nam bắt đầu thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược” với nhiều quốc gia trên thế giới. BBT xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Trần Việt Thái, Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao), để giúp bạn đọc tìm hiểu về khái niệm mới này.




Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhân chuyến thăm Việt Nam từ 11 đến 13.9. Việt Nam và Singapore đã chính thức trở thành đối tác chiến lược
Thế nào là “đối tác chiến lược”?
Trên thế giới hiện nay chưa có khái niệm chung về khuôn khổ, nội hàm, mục đích, ý nghĩa của “đối tác chiến lược”. Về bản chất, đối tác chiến lược thể hiện sự cam kết cao hơn mức độ quan hệ song phương thông thường nhưng chưa hình thành các liên minh quân sự.
Nói cách khác, đối tác chiến lược là thước đo sự gắn kết, đan xen về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, vượt lên trên mức hữu nghị và hợp tác, nhưng chưa đến mức ràng buộc về trách nhiệm pháp lý. Nhìn chung, các cặp quan hệ đối tác chiến lược trên thế giới có 4 đặc trưng cơ bản như sau:
Một là, phải có một khuôn khổ quan hệ với những nội hàm hợp tác rộng lớn tùy thuộc vào ý chí chính trị và nguyện vọng hợp tác của các bên, được chính thức hóa thông qua các tuyên bố cấp cao, thông cáo chính thức.
Hai là, phải có các cơ chế vận hành thông qua các cuộc gặp gỡ, giao lưu… nhất là ở cấp cao, kể cả định kỳ và đột xuất, để xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường hữu nghị, sự hợp tác toàn diện.
Ba là, trước đây, khi xây dựng và triển khai đối tác chiến lược, các chủ thể thường coi trọng hợp tác về chính trị, an ninh và quốc phòng. Nhưng hiện nay xu thế chỉ chọn một hoặc một vài lĩnh vực hẹp hoặc đa dạng hóa nội hàm để xây dựng đối tác chiến lược đang trở nên ngày càng phổ biến, miễn là có lợi cho cả hai phía và không đi tới liên minh về quân sự.
Bốn là, có sự hợp tác kinh tế sâu rộng, mật thiết hơn mức thông thường, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa hợp tác và đối tác, tạo ra sự đan xen và gắn kết lợi ích tương đối bền vững trong một thời gian nhất định.
Ngoài ra, đối tác chiến lược phải có giao lưu, hợp tác ở nhiều cấp, ngành, địa phương… Mục tiêu của đối tác chiến lược là hướng tới các lợi ích quốc gia dân tộc cơ bản, lâu dài giữa các bên tham gia. Quan hệ đối tác chiến lược có tính linh hoạt, không phải là bất biến, phát triển và thay đổi tùy vào từng đối tác, thời điểm, lĩnh vực và cách vận dụng của từng chủ thể.
Các đối tác chiến lược của Việt Nam
Năm 2001, Việt Nam bắt đầu thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nga và đến tháng 7.2012 đã nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga.
Năm 2007, Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ; năm 2008 lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc; năm 2009 với Nhật Bản và Hàn Quốc; năm 2010 với Anh; năm 2011 với Đức và năm 2013 với Italia, Indonesia ,Thái Lan.
Ở mức độ thấp hơn, chúng ta đã lập đối tác chiến lược về đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng với Hà Lan (2010) và quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng và tăng trưởng xanh với Đan Mạch.
Gần đây nhất, trong chuyến thăm Mỹ tháng 7 vừa qua của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam và Mỹ đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước.
Nói tóm lại, ngoài hai mối quan hệ đặc biệt với Lào, Campuchia và mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cuba, đến nay Việt Nam có 11 đối tác chiến lược đầy đủ và 2 đối tác chiến lược trong lĩnh vực hẹp với Hà Lan và Đan Mạch và một số đối tác toàn diện với Mỹ, Australia, New Zealand, Pháp…
Nhìn lại việc thiết lập và triển khai quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam trong thời gian qua, các đối tác chiến lược của Việt Nam, ở những mức độ khác nhau, đều đã có những đóng góp tích cực cho quan hệ song phương với đối tác cũng như tới bàn cờ đối ngoại chung của Việt Nam.
Các đối tác chiến lược đã từng bước đáp ứng được các lợi ích của Việt Nam trên nhiều mặt khác nhau. Ví dụ như trong đối tác chiến lược với Nga, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều dự án hợp tác dài hạn, có tính chiến lược như hợp tác về năng lượng, nhất là về dầu khí và năng lượng điện hạt nhân, hợp tác trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng…
Với Nhật, hai bên đã triển khai nhiều dự án hạ tầng cơ sở, giao thông quan trọng. Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 2…
Quan hệ đối tác chiến lược với Hàn Quốc cũng đang mở rộng nhanh chóng. Các đối tác chiến lược trên một số lĩnh vực như Hà Lan và Đan Mạch đã có nhiều dự án cụ thể giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trồng rừng…
Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược còn có tác dụng đòn bẩy, giúp củng cố cục diện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tăng cường vị thế của Việt Nam, không gây ra những hiệu ứng phụ và không để đất nước bị kẹt giữa các nước lớn.
Các vấn đề cần lưu ý
Chúng ta mới chỉ tập trung xây dựng đối tác chiến lược trong vài năm trở lại đây, quá trình triển khai chưa dài, chưa tạo ra những kết quả có tính đột phá. Chủ trương chung là không xây dựng quan hệ đối tác chiến lược bằng mọi giá. Từ kinh nghiệm thực tiễn những năm vừa qua cho thấy thận trọng là điều cần thiết và cần xử lý tốt các vấn đề sau:
Một là, đối tác chiến lược phải phục vụ tốt các lợi ích quốc gia. Đối với Việt Nam, lợi ích quốc gia của chúng ta là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ và giữ vững môi trường hòa bình ổn định, tranh thủ mọi điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng góp phần không ngừng nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hai là, xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa thiết lập và triển khai đối tác chiến lược. Thiết lập và triển khai đối tác chiến lược là hai quá trình hoàn toàn khác nhau, nhưng gắn bó mật thiết với nhau. Lựa chọn đối tác, tìm kiếm đồng thuận về nội hàm… để xây dựng đối tác chiến lược là một quá trình khó khăn, lâu dài và không phải lúc nào chúng ta muốn thúc đẩy đối tác chiến lược, phía đối tác cũng đồng ý hoặc ngược lại. Phải có điểm tương đồng cả về nhận thức, thời gian, mục tiêu… Thiết lập xong đối tác chiến lược mới chỉ là sự khởi đầu. Trong quá trình triển khai chắc chắn sẽ không tránh khỏi khó khăn, thách thức. Do vậy, cần kiên trì, bĩnh tĩnh xử lý trên cơ sở nắm vững lợi ích quốc gia.
Ba là, coi trọng chất lượng và xử lý thích đáng mối quan hệ giữa số lượng và hiệu quả. Xu hướng chung trên thế giới là coi trọng chất lượng và hiệu quả đối tác hợp tác, nhưng trên thế giới không có bất cứ tiêu chí nào để định lượng bao nhiêu đối tác chiến lược là đủ đối với mỗi quốc gia. Điều quan trọng là mỗi quốc gia phải biết tự lượng sức mình, trong quá trình xây dựng và triển khai phải gắn chặt với thực tiễn và lấy hiệu quả làm thước đo trong từng dự án hợp tác cụ thể.
Thực tế quan hệ quốc tế cho thấy luôn luôn có khoảng cách giữa mong muốn và hiện thực. Trên thế giới, có rất nhiều trường hợp quan hệ đối tác chiến lược không đáp ứng được các tiêu chí, nội hàm cũng như kỳ vọng về quan hệ đối tác chiến lược. Ví dụ, Mỹ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Grudia nhưng thực tế Grudia chỉ là một đối tác rất nhỏ của Mỹ. Hoặc như quan hệ đối tác chiến lược Mỹ – Ấn Độ, hợp tác Mỹ – Ấn về chính trị, an ninh rất hạn chế, nhưng quan hệ kinh tế thương mại lại rất lớn, kim ngạch thương mại song phương Mỹ – Ấn năm 2012 đạt trên 60 tỉ USD….
Tóm lại, quan hệ quốc tế đang thay đổi nhanh chóng theo hướng ngày càng đa dạng và phức tạp. Trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, việc Việt Nam nỗ lực xây dựng và triển khai quan hệ đối tác chiến lược với một số đối tác là một chủ trương phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
Đây là một quá trình lâu dài và rất cần thiết để làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác của Việt Nam với các đối tác trên thế giới.
Bước đầu, các đối tác chiến lược mà Việt Nam vừa thiết lập đã góp phần tạo ra những khuôn khổ quan hệ để hai bên cùng hướng vào xây dựng, phát triển. Bên cạnh đó, cần coi trọng các đối tác lớn, thiết thân đối với vấn đề an ninh và phát triển của Việt Nam để tiếp tục thúc đẩy.
Trong khi vai trò và ý nghĩa của các liên minh quân sự ngày càng suy giảm, thì đối tác chiến lược đang nổi lên thành một trong những công cụ đa dụng và sắc bén của chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế mà các nước như Việt Nam cần triệt để tận dụng.
Đối tác chiến lược trên thế giới
Trung Quốc: là nước có nhiều quan hệ đối tác chiến lược nhất thế giới với hơn 50 đối tác, trong đó có cả những nước nhỏ như Lào, Campuchia, Kazakhstan, Afghanistan và ba đối tác là các tổ chức quốc tế gồm EU, ASEAN và Liên minh châu Phi…
Nga: hơn 30 đối tác chiến lược và tương đương
Mỹ: 9 đối tác chiến lược, 3 đối tác toàn diện, 2 quan hệ đặc biệt với Anh và Israel, 2 quan hệ đồng minh ngoài NATO, 8 quan hệ đồng minh khác. Tổng cộng 24 đối tác chiến lược hoặc tương đương trở lên
Pháp: 13 đối tác chiến lược
Anh, Ấn Độ: mỗi nước có 12 quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược;
3 cấp độ của đối tác chiến lược
Tên gọi của các đối tác chiến lược cũng rất linh hoạt.
Cấp độ cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện, hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.
Cấp độ thấp hơn là đối tác chiến lược trong một lĩnh vực hẹp hoặc vì một mục tiêu cụ thể nào đó ví dụ như đối tác chiến lược vì hòa bình hay đối tác vì hợp tác và phát triển… Số lượng đối tác chiến lược loại này đang gia tăng nhanh chóng.
Mức độ thấp hơn nữa là đối tác toàn diện. Ở cấp độ này, thông thường quan hệ giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai.
Các đối tác chiến lược đã giúp Việt Nam như thế nào?
1. Xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và các đối tác, đặc biệt, khuôn khổ đối tác chiến lược mở ra nhiều kênh đối thoại quan trọng đặc biệt ở cấp chiến lược và thực hiện chính sách vừa giúp thúc đẩy quan hệ vừa giúp xử lý các bất đồng/khác biệt.
2. Đưa quan hệ đối ngoại của Việt Nam đi dần vào ổn định, ngày càng có chiều sâu và bền vững, đồng thời, chúng ta vẫn giữ vững được đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ đa dạng hóa, đa phương hóa và ngày càng chủ động trong hội nhập quốc tế.
3. Góp phần gia tăng cả về số lượng và chất lượng các dự án, các cơ chế hợp tác quốc tế, từng bước góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và thế giới.
(Thanh Niên)


Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

Phó Thủ tướng chỉ đạo thông tin chính xác về tình hình sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin kịp thời, chính xác về tình hình sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo, kết quả thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo.


Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí đưa tin khách quan, chính xác về tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạo, tránh ảnh hưởng xấu đến họat động xuất khẩu gạo.

Thông tin chính xác về tình hình sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính xem xét, xử lý theo thẩm quyền vướng mắc trong việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp mua lúa, gạo thơm, chất lượng cao trong vụ Đông Xuân năm 2012-2013 và việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nguồn hỗ trợ lãi suất vay để mua tạm trữ của các doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phản ánh.
UBND các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục chỉ đạo việc gieo cấy lúa vụ Thu Đông với cơ cấu giống lúa phù hợp yêu cầu thị trường, nằm trong vùng quy hoạch để chủ động né tránh lũ, giảm thiệt hại do thiên tai, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trước đó, nhiều thông tin tiêu cực về thị trường gạo xuất hiện gần đây khiến nông dân và doanh nghiệp lo lắng. Dù phần lớn thông tin này không có cơ sở kiểm chứng, nhưng đã được các nhà nhập khẩu lợi dụng để ép giá gạo Việt Nam.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả xuất khẩu gạo tháng 8 đạt 620.532 tấn, trị giá FOB 264,349 triệu USD. Tính đến cuối tháng 8, cả nước xuất khẩu được 4,678 triệu tấn gạo, trị giá FOB 2,005 tỉ USD. Dự kiến trong tháng 9 này xuất khẩu gạo Việt Nam đạt khoảng 650.000 tấn (giảm 100.000 tấn so với kế hoạch).


Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download

Thủ tướng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1638/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Nguyễn Cao Lục, Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ, giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.





Văn phòng Chính phủ có Phó Chủ nhiệm mới
Ông Nguyễn Cao Lục sinh năm 1962, quê quán tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Ông từng giữ các chức vụ: Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ.


Tag: quan hệ tình dục | free music download sites | ung thu vom hong | free movie download



Những từ khóa hàng đầu

 

Copyright @ 2013 Tin Tức Tổng Thể.